Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/rollplus/public_html/wp-content/themes/sneaker/functions.php on line 44
10 Bước trở thành VĐV đua patin tốc độ
Bạn muốn trở thành một vận động viên inline speed skating (đua patin tốc độ) mà không biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo từng bước một trong bài viết này
1. MUA MỘT ĐÔI GIÀY TRƯỢT ĐUA PATIN TỐC ĐỘ
Để trượt được thì đương nhiên việc đầu tiên ta phải làm đó chính là có cho mình một đôi giày trượt patin, và để chơi patin tốc độ thì đương nhiên ta phải có cho mình một đôi giày trượt patin tốc độ.
Vậy thì tiêu chuẩn chọn giày đua patin tốc độ ra sao?
Hình dưới đây là một tiêu chuẩn để chúng ta hình dung được một đôi giày đua patin tốc độ
Để đạt được tốc độ tốt nhất thì ngoài khả năng của người trượt ra thì giày trượt là một phần rất quan trọng. Một đôi giày trượt tốt sẽ giúp VĐV tăng thêm tốc độ cũng như tiết kiệm sức của mình.
2. Tìm địa điểm – hội – câu lạc bộ – đội – nhóm để sinh hoạt, tập luyện đua patin tốc độ
Khác với các thể loại patin khác, để luyện tập đua patin tốc độ bạn cần phải có một sân trượt/ đường trượt dài, rộng… Ở Việt Nam hiện chưa có một sân trượt patin tốc độ nào đủ tiêu chuẩn. Hầu hết các VĐV đua patin tốc độ tại Việt Nam sẽ chọn tập luyện trên đường giao thông, ở những khu đô thị vắng xe như: khu đô thị Sala, khu đô thị Vạn Phúc,…
Lời khuyên: Hãy liên hệ với các đội, nhóm, CLB patin tốc độ để được tư vấn, sinh hoạt và học hỏi. Đó là cách hiệu quả và đơn giản nhất để bắt đầu con đường tập luyện.
3. Học
Để tối ưu tốc độ, một VĐV đua patin tốc độ cần phải có tư thế và kỹ thuật trượt chính xác. Vì thế không còn cách nào khác ngoài học.
Bạn có thể học từ các VĐV, CLB, đội, HLV chuyên nghiệp đua patin tốc độ hoặc cũng có thế tự học qua các video có trên internet.
4. Tập luyện
Theo dõi khả năng qua việc tính số phút/giờ hoàn thành một quãng đường chạy là cách đơn giản nhất nếu bạn không có HLV.
Số lượng, thời gian và các dạng bài tập sẽ được phân bổ tùy theo mục tiêu của VĐV hoặc HLV, đội.
Bài tập – số lượng – thời lượng – thời gian (ngày/ tuần/tháng/năm)
Có rất nhiều bài tập khác nhau và tùy theo mỗi người sẽ chọn bài tập nào phù hợp cho mình, cho mục tiêu tương lai. Ở đây tôi sẽ chia sẻ một cách đơn gỉan nhất để những tấm chiếu mới trải :)), những người đang bắt đầu tìm hiểu có thể dễ nắm bắt.
Có 2 hình thức tập luyện:
- Tập trên giày
Đặt ra mục tiêu quãng đường lý tưởng: 10km, 15km, 21km, 30km, 42km
Thường thì chúng tôi sẽ duy trì tập mỗi ngày đều đặn từ 10 đến 20km.
- Tập không có giày
Khi nghĩ đến VĐV đua patin tốc độ, hẳn chúng ta sẽ nghĩ họ chỉ tập trượt trên giày patin tuy nhiên với các VĐV chuyên nghiệp thì lại khác. Thời gian tập luyện không mang giày patin chiếm đến 30% thời lượng luyện tập của họ. Những dạng bài tập này nhằm khai thác tối ưu khả năng của các nhóm cơ ở chân, thường gọi là off ice, off skates – tập luyện mà không mang giày trượt.
Cứ duy trì lặp đi lặp lại những bài tập này. Ở ngày cuối cùng của tháng, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất những quãng đường mục tiêu đề ra như 5km/ 15km/ 21km/42km tùy theo nội dung thi đấu mà chúng tôi hướng tới. Hoàn thành quãng đường mục tiêu đề ra nhanh nhất có thế. Đối chiếu với kết quả để xét tính hiệu quả của các bài tập và biết được khả năng của mình tới đâu. Từ đó cố gắng hơn để đạt được thành tích tốt nhất và phát huy tối ưu khả năng của mình.
Còn rất nhiều yếu tố quan trọng cần quan tâm của VĐV đua patin tốc độ chuyên nghiệp như nhịp, tốc độ trung bình, tốc độ tối đa… Tôi sẽ có một bài viết thêm về những yếu tố này ở bài viết sau.
5. Ăn uống
Không riêng đua patin tốc độ, ở bất kì môn thể thao nào thì một chế độ ăn uống hợp lý luôn là một trong những yếu tố rất quan trọng để phát triển tối ưu khả năng của VĐV. Hãy xem thêm bài viết chi tiết về chế độ ăn uống cho VĐV đua patin chuyên nghiệp https://rollplus.vn/che-do-an-uong-cho-vdv-patin-chuyen-nghiep/
6. Nghỉ ngơi
Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thể hồi phục và tăng sức chịu đựng, sức đề kháng sau một quãng thời gian tập luyện. Thường thì sẽ tùy theo mục đích của VĐV người ta sẽ chia thời gian nghỉ khác nhau, mặt bằng chung là cứ 4 ngày tập sẽ có 1 ngày nghỉ, cứ như vậy lặp đi lặp lại.
7. Trang phục
Trang phục của patin tốc độ khá giống với đua xe đạp. Bó sát người giúp cho VĐV nhẹ nhàng và tránh được lực cản của gió khi di chuyển.
8. Tham gia thi đấu
Đối với các bạn mới bắt đầu và muốn trải nghiệm được thi đấu là như thế nào thì hãy tìm kiếm các giải đấu phong trào do các đội nhóm, câu lạc bộ, liên đoàn tổ chức. Từ những giải đấu phong trào này chúng ta sẽ tự đánh giá được thực lực để cố gắng phát huy khả năng của bản thân hơn.

Giải đua patin tốc độ chuyên nghiệp trên thế giới
Tham gia các giải đấu mang tầm khu vực đến toàn quốc rồi quốc tế.
Ở Việt Nam, hiện bộ môn Roller speed skating – Patin tốc độ đang là bộ môn trực thuộc quản lý của Liên đoàn trượt băng và Roller Việt Nam – SFV. Vì thế những hoạt động liên quan đến patin tốc độ, các cuộc thi đều được cập nhật tại trang web và các mạng xã hội của họ.
Facebook Liên đoàn trượt băng và Roller Việt Nam SFV: https://www.facebook.com/liendoantruotbangvietnam
Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi GOX, đây là đơn vị uy tín hàng đầu trong việc phát triển bộ môn Patin tại Việt Nam, cố vấn chuyên môn và tài trợ cho hầu hết các giải đấu, chương trình liên quan đến patin tại Việt Nam. Nói không quá thì nếu không có GOX sẽ không có sự phát triển cho patin Việt Nam như hiện nay.
9. Tìm cho mình một thần tượng
Dưới đây là một vài cái tên tiêu biểu trong làng speed – patin tốc độ mà Roll Plus đề xuất cho các bạn theo dõi:
Việc có một thần tượng sẽ rất thú vị, nó giúp bạn có nhiều động lực và cảm hứng để tập luyện. Hơn nữa bạn cũng có thể lấy tiêu chuẩn idol của mình làm mục tiêu phấn đấu.
10. Xem patin tốc độ như một cuộc sống thứ 2 của mình
Xem các tin tức bài viết liên quan tới bộ môn, các giải đấu…
Xem VDO các giải đua patin tốc độ, Vlog về patin tốc độ của Roll Plus và các anh iêm…
Ăn, ngủ, chơi,… làm gì cũng liên quan đến patin tốc độ.
LỜI KẾT
Trên đây là 10 bước mà Roll Plus gợi ý giúp bạn có thể trở thành một VĐV patin tốc độ. Dù vậy tôi vẫn phải nói điều quan trọng nhất bạn phải có, đó chính là niềm đam mê và sự yêu thích bộ môn này thật sự. Như vậy thì mới có thể đi theo con đường thể thao chuyên nghiệp nói chung và patin tốc độ nói riêng một cách lâu bền. Chúc các bạn sẽ có những giây phút trượt thú vị và ý nghĩa.